Hỗ trợ tư vấn 1:   0383478272

Hỗ trợ tư vấn 2:   0979010683

Hỗ trợ tư vấn 3:   0986784306

Hỗ trợ tư vấn 4:   0982409945

Hỗ trợ tư vấn 5:   0973875062

Hỗ trợ kỹ thuật:  0977284799

Hướng dẫn lắp đặt máy bơm chữa cháy đúng kỹ thuật

Đăng bởi: Đặng Thúy

Máy bơm chữa cháy là thiết bị quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, thường được lắp đặt cho các công trình như tòa nhà, chung cư, nhà máy, xí nghiệp, khu thương mại và trường học. Với khả năng cung cấp lưu lượng nước lớn và áp suất cao, máy bơm chữa cháy đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát và dập tắt các đám cháy. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu và an toàn khi sử dụng, việc lắp đặt máy bơm chữa cháy phải tuân thủ quy trình tiêu chuẩn và được kiểm tra kỹ lưỡng giúp đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp và không xảy ra sự cố khi cần thiết.

Trong bài viết này, Đại Nam sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình lắp đặt máy bơm nước chữa cháy, cách sử dụng và các thao tác cần thiết để đảm bảo hệ thống cứu hỏa hoạt động chính xác và hiệu quả.

Xem thêm: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG MÁY BƠM PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Những đặc điểm của máy bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy, hay máy bơm cứu hỏa, là thiết bị quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đây là loại máy bơm ly tâm với công suất lớn, tùy thuộc vào yêu cầu chiều cao công trình và lưu lượng nước cần thiết cho công tác chữa cháy. Đặc điểm chính của máy bơm chữa cháy bao gồm:

Công suất cao

Máy bơm chữa cháy có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu cao về lưu lượng và áp suất nước trong các tình huống khẩn cấp.

Vị trí lắp đặt cố định

Được lắp đặt tại các vị trí cố định với đường ống dẫn có đường kính lớn, đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc cung cấp nước cho các hệ thống chữa cháy.

Hai loại chính

  • Máy bơm di động: Có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và sử dụng, như máy bơm cứu hỏa xách tay hoặc máy bơm gắn trên xe chữa cháy.
  • Trạm bơm cố định: Được thiết kế với cột áp và lưu lượng cao, phù hợp cho các hệ thống chữa cháy tại chung cư, tòa nhà, công trình lớn, và hệ thống phun nước chữa cháy.

Việc chọn loại máy bơm chữa cháy phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công trình giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu và an toàn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.

Nguyên tắc lắp đặt máy bơm chữa cháy (cứu hỏa) không thể bỏ qua

Yêu cầu đối với ống hút và ống đẩy nước

Trong quá trình lắp đặt máy bơm, ống hút và ống đẩy của máy cần phải được tuân thủ theo thứ tự và vị trí lắp đặt như sau:

  • Van một chiều ống mồi nước, van chặn và bộ giảm chấn gắn bộ lọc rác vào đầu ống hút giúp ngăn rác đi từ hồ chứa nước vào ống bơm, gây hư hỏng cho máy.
  • Các điểm nối trên ống hút và ống đẩy cần phải hoàn toàn kín để đảm bảo cho quá trình vận hành máy, trước khi lắp vào máy bơm, ống phải được thử áp lực trước.
  • Ống mồi nước phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và dễ dàng cho việc kiểm tra nguồn nước.

Yêu cầu đối với nhiên liệu và dầu bôi trơn

  • Bạn chú ý nhớt bôi trơn cần phải được đảm bảo nằm trong mức giới hạn cho phép, nếu không đảm bảo được yêu cầu thì cần phải bổ sung hoặc thay thế.
  • Nếu dây dẫn điện bị dính dầu nhớt phải được lau chùi sạch sẽ.

Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm chữa cháy (cứu hỏa) an toàn, đúng kỹ thuật

Khi lắp đặt máy bơm nước cứu hỏa – PCCC cần hiểu biết về tiêu chuẩn lắp đặt của bơm PCCC, đảm bảo an toàn, sau khi lắp đặt sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra và cho phép hoạt động. Hôm nay Điện Nước Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn cách lắp máy bơm nước PCCC đúng tiêu chuẩn nhất.

Bước 1: Tiến hành khảo sát diện tích, quy mô thực tế cần lắp máy bơm chữa cháy

Khảo sát địa hình

Trước khi lắp đặt máy bơm, cần khảo sát kỹ lưỡng khu vực lắp đặt, đảm bảo khu vực nền đặt máy bơm có nền tảng vững chắc, cứng và không bị ẩm ướt. Tránh đặt máy bơm trên nền đất mềm, dẻo. Nếu bắt buộc phải lắp đặt trên nền đất mềm, cần tiến hành tráng xi măng để tạo nền cứng chắc.

Xây dựng bục đứng

Để tăng cường sự ổn định và giảm thiểu rung lắc trong quá trình hoạt động, nên xây dựng một bục đứng cho máy bơm không chỉ giúp bảo vệ máy bơm khỏi các yếu tố bên ngoài mà còn đảm bảo hiệu quả hoạt động lâu dài.

Bước 2: Vận chuyển máy bơm bơm cứu hỏa

Việc vận chuyển máy bơm cứu hỏa cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:

  • Khi vận chuyển máy, bạn phải dùng dây cáp chịu lực tải trọng tối thiểu gấp đôi tải trọng của máy bơm và móc vào 2 ống thép có đường kính tối thiểu 40mm, xuyên qua 4 lỗ của chân để máy. Điểm nâng phải được đặt trên trọng tâm của máy bơm này.
  • Để tránh việc máy ma sát với dây cáp gây hư hỏng và trầy xước, bạn nên dùng các loại vật liệu mềm để lót xung quanh máy.

Bước 3: Chọn vị trí đặt máy bơm

  • Nên đặt máy bơm gần nguồn nước cấp. Vị trí đặt máy cũng cần phải thuận tiện cho việc sử dụng, vận hành và sửa chữa.
  • Máy cần đặt nơi thoáng mát, hạn chế sự tác động của thời tiết trong thời gian lâu dài.
  • Chọn vị trí bằng phẳng, không gập gềnh, thuận tiện cho đường ống đi không quanh co, gãy khúc…
  • Bệ máy bơm cần phải chắc chắn, làm bằng bê tông và được gia cường thêm thép chịu lực bên trong để có thể chịu được tải trọng của máy bơm cứu hỏa.

Bước 4: Tiến hành làm bệ cho máy bơm chữa cháy

Để bệ đặt máy bơm được cứng chắc, cần sử dụng bê tông dày mác 300 bên trong có thép chịu lực, đảm bảo được độ bền chắc, chịu được trọng tài máy bơm khi đặt lên trên nền bệ. Kích thước của nền bệ đặt bơm phụ thuộc vào kích thước và trọng tài của máy bơm.

Bước 5: Thi công lắp ống hút, ống đẩy nước

Lắp đặt ống hút và ống đẩy nước cần tuân thứ tự và vị trí theo bản vẽ gồm:

  • Van 1 chiều
  • Ống mồi nước
  • Van chặn
  • Bộ giảm chấn
  • Đầu ống hút cần gắn với bộ lọc rác nhằm cản rác từ đáy hồ lên.

Những vị trí nối trên ống hút ống đẩy cần kín để không bị rò rỉ, cần thử áplực để đảm bảo mọi kết nối chắc chắn và ổn định nhất. Công tác lắp đặt ống hút và ống đẩy không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy bơm, mà còn có thể quyết định độ bền và tuổi thọ của hệ thống.

Khi thực hiện thi công lắp ống, bạn cũng cần chú ý đến nguyên tắc về khoảng cách giữa các ống. Tuyệt đối không để các ống chồng chéo lên nhau, có thể gây cản trở dòng chảy nước, làm giảm hiệu suất khi vận hành máy bơm cứu hỏa. Các đoạn ống nên được kẹp chặt cố định vào bệ của máy bơm để ngăn ngừa va đập hoặc rung lắc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc chọn chất liệu ống cũng rất quan trọng, ống phải có khả năng chịu áp lực tốt nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.

Bước 6: Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống

Trước khi đưa máy bơm vào hoạt động chính thức, một bước cực kỳ quan trọng là kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ hệ thống. Bạn nên thực hiện kiểm tra theo từng bộ phận riêng lẻ trước, sau đó mới ghép nối lại thành hệ thống hoàn chỉnh để đảm bảo rằng mọi khâu đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu.

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra các thiết bị điện điều khiển xem có hoạt động bình thường hay không. Đảm bảo rằng dây điện và các mối nối không bị lỏng, tránh hiện tượng chập điện có thể xảy ra. Tiếp theo, tiến hành kiểm tra hệ thống ống hút và đẩy bằng cách cho nước chạy qua. Quan sát sự hoạt động của các van và điểm nối để đảm bảo không có rò rỉ nào xảy ra.

Cuối cùng, cần phải tổ chức thử nghiệm ngoại vi để đánh giá khả năng hoạt động của máy bơm. Hãy để máy bơm hoạt động với công suất tối đa trong thời gian ngắn để đảm bảo rằng nó có thể hoạt động ổn định khi cần thiết, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp như cháy nổ. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm cần phải được ghi nhận và khắc phục ngay lập tức trước khi chính thức đưa vào sử dụng.

Kết luận

Việc nắm vững quy trình lắp đặt máy bơm chữa cháy là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong mọi tình huống khẩn cấp. Một hệ thống bơm chữa cháy được lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ giúp bảo vệ tài sản, tính mạng con người và gián tiếp giữ gìn môi trường sống an toàn hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cho bạn về cách lắp đặt máy bơm chữa cháy một cách an toàn và đúng chuẩn.

Bài viết liên quan

0383 478 272
zalo